Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa đầu tư cho tổ chức và cá nhân nước ngoài. Điều này đã thu hút một số lượng lớn nhà đầu tư và tổ chức nước ngoài đến Việt Nam để thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Tuy nhiên, để quản lý việc làm cho người nước ngoài và duy trì an ninh xã hội, pháp luật Việt Nam yêu cầu người nước ngoài phải có visa hoặc thẻ tạm trú và giấy phép lao động.
Phần I: Visa, Thẻ tạm trú:
Visa nhập cảnh ngắn hạn (từ 01 - 03 tháng 01 lần) được cấp theo mục đích khác nhau như: doanh nghiệp bảo lãnh, cá nhân là nhà đầu tư, lao động nước ngoài, làm việc với các cơ quan tại Việt Nam, mục đích ngoại giao, thăm thân hoặc các mục đích khác, đại diện cho tổ chức nước ngoài tại Việt Nam và các mục đích khác.
Visa dài hạn được cấp theo các mục đích tương tự như visa nhập cảnh ngắn hạn.
Thẻ tạm trú được cấp theo các mục đích như mục đích ngoại giao, lao động nước ngoài, làm việc với các cơ quan tại Việt Nam, cá nhân là nhà đầu tư, đại diện cho tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, thăm thân, thực tập, học tập, phóng viên, luật sư nước ngoài.
Phần II: Giấy phép lao động:
Giấy phép lao động cho vị trí chuyên gia.
Giấy phép lao động cho vị trí lao động kỹ thuật.
Giấy phép lao động cho vị trí nhà quản lý.
Giấy phép lao động cho vị trí giám đốc điều hành.
Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các trường hợp khác.
Lưu ý: Để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, cần có các tài liệu chung bao gồm sao y hộ chiếu, ảnh chân dung, lý lịch tư pháp, giấy khám sức khoẻ, bằng cấp hoặc chứng chỉ phù hợp theo từng vị trí.